Nám da là gì ? Có những loại nám da nào ? Tại sao tình trạng nám da ngày càng bắt gặp thường xuyên hơn ở phụ nữ. Nhất là phụ nữ mang thai, sau sinh và có độ tuổi từ 25 – 40. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc trên, hãy cùng tham khảo nhé:
Các loại nám da thường gặp |
⇒ NÁM DA LÀ GÌ ?
Bệnh nám da ( tên khoa học là Melasma) là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da phổ biến nhất không chỉ ở riêng Việt Nam mà rất hay gặp ở người Châu Á. Theo thống kê, tại các phòng khám thẩm mỹ, bệnh viện da liễu tại Việt Nam các cuộc tư vấn cho điều trị tình trạng rối loạn sắc tố da chiếm tới 50%.
Nám da, sạm da, tàn nhang là do sự gia tăng hắc sắc tố Melanin ở da, làm giảm hay thậm chí làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ
Việc khắc phục nám da, sạm da hay tàn nhang tuy chẳng phải là vấn đề nan giải nhưng cần hiểu rõ nguyên nhân gây nên những tình trạng này để có giải pháp phù hợp và hiệu quả.
⇒ NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH NÁM
Xác định nguyên nhân
Thông thường, sự gia tăng hắc sắc tố Melanin tạo nên các đốm có màu từ nâu đến đen, thường xuất hiện trên gò má, trán hoặc các vùng da khác dễ chịu tác động của ánh nắng mặt trời. Nám da thường xuất hiện rất sớm, điển hình là đối với phụ nữ sau khi sinh em bé, sau 30 tuổi hay phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nám, sạm da và tàn nhang, chẳng hạn:
- Do ánh nắng mặt trời: Bức xạ cực tím (các tia UVA, UVB) có khả năng thấm vào da cực mạnh, kích thích hắc bào sản xuất thừa Melanin. Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị nám da cao hơn nhiều lần so với những người khác.
- Do thiếu hụt nội tiết tố - estrogen ở phụ nữ giai đoạn sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh. Sự thiếu hụt estrogen này khiến phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề phiền toái, trong đó không thể không kể đến tình trạng nám da, sạm da, tàn nhang trên da, đặc biệt là da mặt.
- Do lão hóa da: Đây là quá trình tự nhiên không ai tránh được do sự tấn công liên tục của các gốc tự do. Những gốc tự do này có khả năng ôxy hóa rất mạnh và là tác nhân tấn công trực tiếp vào các tế bào sống của da khiến chúng bị suy yếu hay chết sớm và dễ bị nám, sạm da, tàn nhang.
- Bên cạnh đó, người máu xấu, máu kém lưu thông cũng khiến da không được cung cấp đủ dưỡng chất và trở nên suy yếu, nhạy cảm trước các tác nhân gây hại bên ngoài và dễ bị nám, sạm da hay tàn nhang.
- Một số trường hợp lạm dụng mỹ phẩm làm trắng da hay một số thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng cũng dễ có nguy cơ bị nám da hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét